online marketing 2012-01-08 ~ CAFE QUÁN

10.1.12

Ly-Cà-Phê-Tui-Mê "cười cùng coffe"


Sáng giờ, tôi đã “hâm” nước tới 3 lần nhưng vẫn chưa pha được “ly-cà-phê-tui-mê”. 
Việc “hâm” nước như vậy khiến tôi nhớ lại một câu chuyện có thật : 
 - Con nấu nước làm gì vậy ? 
- Dạ con nấu nước để tắm ! 
- [Một lát sau thấy nó lại nấu nước] : Ủa con tắm rồi thì nấu nước chi nữa vậy ? 
- Dạ, con nấu nước để mai…hâm lại tắm ! :cuoibebung:

  Theo người kể thì cô bé đó có vấn đề một chút. Nghe xong câu chuyện đó, động từ “hâm nước” đã xuất hiện trong từ điển của tôi, hehe. Nước cũng đã sôi, lần này là pha thật, bỏ tủ lạnh, đi ăn ké, lát về uống.

9.1.12

Giải quyết vấn đề với phương pháp KOALA.



Giải quyết vấn đề (Problem solving) là một kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc… Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra, ta thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào, bài viết sau đây sẽ phần nào giúp các bạn tự trang bị vềkỹ năng giải quyết vấn đề:
Quy trình giải quyết vấn đề (tạm chia làm 8 bước):
1. Tiếp nhận công việc (Tiếp nhận vấn đề).
2. Nhìn nhận và phân tích:
Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc "bắt không đúng bệnh" thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi "tiền mất, tật mang". Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết.
Ở đây ta cần xác định được những thông tin của công việc bằng cách đặt ra những câu hỏi.
- Tính chất của công việc (khẩn cấp, quan trọng)?
- Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?
- Nguồn lực để thực hiện công việc?
- Công việc này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?
- Bản chất của công việc là gì?
- Những đòi hỏi của công việc?
- Mức độ khó – dễ của công việc?
3. Đề ra mục tiêu:
Đặt ra mục tiêu sẽ giúp ta đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Câu hỏi ở đây sẽ là: "Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?".
4. Đánh giá giải pháp:
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, bạn sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Câu hỏi ở đây sẽ là:
- Trên cơ sở những thông tin có được và mục tiêu cần đạt được, các giải pháp mà tôi có thể chọn lựa là gì?
5. Chọn lựa và xác định giải pháp:
Yếu tố sáng tạo sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.
Ở giai đoạn này, bạn cần thử nghiệm tính khả thi của từng giải pháp nhưng chỉ là thử trong đầu. Các câu hỏi ở đây như sau:
- Các giải pháp sẽ được thực hiện như thế nào?
- Chúng sẽ thỏa mãn các mục tiêu của tôi đến mức độ nào?
- Phí tổn (về tài chính, thời gian, công sức…) cho việc áp dụng mỗi giải pháp là bao nhiêu?
- Giải pháp nào tốt hơn, giải pháp nào tốt nhất?
Read more :Giải quyết vấn đề với phương pháp KOALA. | Knowledge of marine

5 lời khuyên để thành công trong kinh doanh

Bạn nuôi ước mơ sẽ trở thành một doanh nghiệp thành công? Bạn đang "tập tành" bước vào thương trường?
Sau đây là những lời khuyên sẽ giúp bạn có được nền tảng tốt trong kinh doanh, tạo bước đến với thành công.
Và dưới đây là nhưng gợi ý dành cho bạn :Read more:http://maritimesnew.blogspot.com/2011/09/5-loi-khuyen-e-thanh-cong-trong-kinh.html